Bô Sofa giá sang trọng giá cực sốc


Trong khi đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nội thất, Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ nhiều tiềm năng của thị trường nội địa.


Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EVBN, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tại thị trường châu Âu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất đã đạt 7,2 tỷ USD và 1,7 tỷ USD với các mặt hàng trang trí nhà ở. Sự phát triển của ngành sản xuất nội thất tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm.


Cũng theo phân tích của EVBN, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, có nguồn gốc chủ yếu là từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

Báo cáo về thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam mới đây của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cũng chỉ ra rằng, tuy đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ nhưng thị trường trong nước với sức tiêu thụ 90 triệu người dân, ước đạt 1 - 2 tỉ USD một năm lại chưa được chú ý đúng mức. Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu.
Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ nội thất. Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến TP HCM ước tính trong năm 2018, tổng mức tiêu thụ đồ nội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷ USD.

Trong bối cảnh các công ty trong nước đang tập trung nhiều cho xuất khẩu, EVBN nhận định thị trường nội thất tại Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều thương hiệu quốc tế đang có kế hoạch đặt nhà máy sản xuất, hoặc tìm cơ hội để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam khi hàng rào thuế quan đối với mặt hàng đồ nội thất và trang trí nhà cửa được dỡ bỏ. Tập đoàn bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới - IKEA mới đây cũng đã công bố kế hoạch đầu tư 450 triệu USD để xây dựng cửa hàng và hệ thống bán lẻ tại Hà Nội.

Nâng cao trải nghiệm mua sắm để thu hút khách hàng

Theo nghiên cứu, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng thay đổi bài trí trong ngôi nhà khá thường xuyên. Các khách hàng trong lứa tuổi 25-35 tuổi sắp xếp lại nội thất trong vòng 6 đến 12 tháng. Đây là nhóm đặc biệt quan tâm đến các trải nghiệm mua sắm hiện đại và tiện lợi. Chính vì vậy, nhiều công ty tại Việt Nam đã tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả mua sắm của khách hàng.
Mới đây Việt Nam đã chào đón nền tảng mua sắm đồ nội thất trực tuyến ứng dụng công nghệ 3D đầu tiên với tên gọi FITIN. Đây là ứng dụng cho phép khách hàng mua sắm đồ nội thất rời cùng đồ trang trí nhà cửa đến từ hơn 20 thương hiệu sản xuất và bán lẻ nội thất nổi tiếng như JYSK, TÔT, Decox, Casanha... Trong năm đầu tiên hoạt động, FITIN cho biết sẽ mở rộng danh mục đồ nội thất và trang trí lên hơn 3,000 sản phẩm và hợp tác với hơn 50 thương hiệu uy tín tại Việt Nam.

Một trong những điểm độc đáo của FITIN là ứng dụng công nghệ cao về hình ảnh 3D (không gian 3 chiều), AR (thực tế tăng cường), HomeStyler (công cụ thiết kế nội thất ảo) và sau này là VR (thực tế ảo) để nâng cao trải nghiệm mua sắm nội thất trên nhiều khía cạnh. Trong đó tính năng AR giúp người dùng dễ dàng đặt hình ảnh món đồ nội thất vào không gian ngôi nhà qua ứng dụng trên điện thoại di động để xem có hợp với phong cách trang trí của bản thân hay không.

Theo nghiên cứu của FITIN, xuất phát từ thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ người Việt được sống trong căn nhà có phong cách thiết kế và nội thất ưng ý, nền tảng cung cấp thêm các chức năng: đề xuất, giới thiệu các thiết kế nội thất với nhiều thương hiệu sản phẩm đa dạng và nhiều mức chi phí phù hợp cho khách hàng.

Ngoài việc khách hàng có thể tham khảo thiết kế nội thất trọn vẹn theo công năng phòng hoặc cho cả không gian căn hộ, các thay đổi, tùy chỉnh được thực hiện nhanh chóng, trực tuyến bởi khách hàng hoặc dưới sự hỗ trợ của nhân viên tư vấn.

Với mạng lưới hợp tác là hàng trăm dự án bất động sản và căn hộ đã bàn giao cũng như sắp bàn giao tại các thành phố lớn, FITIN sẽ chuẩn bị sẵn các phương án sắp đặt nội thất để gợi ý cho người dùng theo từng thiết kế căn hộ thuộc từng dự án.
Các giải pháp từ FITIN sẽ giúp khách hàng tự thiết kế không gian và được gợi ý các sản phẩm phù hợp. Trong tương lai, với việc ứng dụng các chức năng cá nhân hóa, người dùng của nền tàng sẽ được thấy những món đồ phù hợp với phong cách cá nhân, có sẵn đề xuất mức giá đã được tính toán theo sở thích, nhu cầu và thói quen mua sắm.

FITIN thiết kế để phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng. Với người tiêu dùng, đây là nền tảng mang đến trải nghiệm mua sắm nội thất thuận tiện. Với nhà cung cấp sản phẩm nội thất và đồ trang trí nội thất, đây là sự mở rộng tập khách hàng mới bên cạnh việc phát triển thương hiệu.Với cộng đồng các nhà thiết kế, cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, nền tảng cho phép tiết kiệm thời gian thiết kế, tìm kiếm và giao tiếp với khách hàng. Đối với các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng, FITIN sẽ cung cấp hướng tiếp cận một thị trường tiềm năng và phát triển nhanh.

Đại diện của nền tảng FITIN chia sẻ: "Trong giai đoạn vận hành Beta và năm 2020, FITIN sẽ tập trung cung cấp dịch vụ tại khu vực TP HCM. Thời gian tới, FITIN định hướng phát triển những dịch vụ hỗ trợ người mua hàng như giải pháp tài chính tiêu dùng, tư vấn thiết kế, thi công trang trí nội thất, hậu cần... để trở thành một nền tảng chuyên biệt cho nhu cầu mua sắm và trang trí nội thất tại Việt Nam và dần phát triển ra khu vực Đông Nam Á".